Các loại quần áo bảo hộ lao động theo từng ngành nghề

Chia sẻ:

Các loại quần áo bảo hộ lao động được thiết kế theo đặc trưng của từng ngành nghề thể hiện giá trị thương hiệu cũng như bảo vệ công nhân trong suốt quá trình làm việc. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân loại một số loại quần áo bảo hộ lao động được sử dụng phổ biến cho bạn tham khảo.

Quần áo bảo hộ ngành điện lực

Một trong các loại quần áo bảo hộ phổ biến nhất đó là quần áo cho công nhân điện lực. Trang phục này thường có màu cam đặc trưng được thiết kế thêm túi hộp có tác dụng đựng các dụng cụ phục vụ lắp đặt, sửa chữa. Theo đó, vải Kaki Pangrim Hàn Quốc được sử dụng phổ biến khi thiết kế trang phục thợ điện. Ngoài ra, công nhân thợ điện còn được trang bị thêm mũ bảo hộ, găng tay, đai an toàn,…

Đồng phục bảo hộ lao động ngành điện lực có màu cam đặc trưng
Đồng phục bảo hộ lao động ngành điện lực có màu cam đặc trưng

Ngoài bộ quần áo đồng phục bảo hộ lao động, nhân viên điện lực còn được trang bị thêm nón, găng tay, đai an toàn…

Quần áo bảo hộ y tế

Các loại quần áo bảo hộ y tế được sản xuất dành cho đội ngũ y bác sĩ trong quá trình làm việc. Sản phẩm này có khả năng chống tĩnh điện tốt, khi mặc, người dùng có thể loại bỏ được sự ảnh hưởng các hạt tĩnh điện gây ra cho các thiết bị điện tử.

Quần áo bảo hộ dành riêng cho nhân viên y tế
Quần áo bảo hộ dành riêng cho nhân viên y tế

Trong thời gian chống dịch Covid-19, quần áo bảo hộ y tế được thiết kế kín đáo giúp bảo vệ toàn diện cho người mặc. Từ đó, giúp chống dịch hiệu quả, ngăn ngừa xâm nhập vi khuẩn, giọt bắn có chứa virus đi và hệ hô hấp. 

Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Các loại quần áo bảo hộ này được thiết kế dành riêng cho cho đội lính cứu hỏa có tác dụng chống cháy và bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ cao. Trang phục này được làm từ chất liệu vải sợi đặc biệt từ cotton 100% cho khả năng chống cháy chậm, không bắt lửa kết hợp với sợi tổng hợp, thủy tinh tráng bạc, nhôm. Vì vậy, quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy có độ bền cao, chống ăn mòn và ngăn sức nóng do bức xạ nhiệt từ lửa. Đồng thời, chống được hóa chất thông thường, các loại chất lỏng như: nước, dầu,…

Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy
Quần áo bảo hộ phòng cháy chữa cháy

Quần áo bảo hộ ngành cơ khí

Người lao động làm việc trong ngành cơ khí phải thường xuyên tiếp xúc với những tia lửa điện bắt. Vì vậy, trang phục bảo hộ lao động ngành cơ khí được làm từ chất liệu dày dặn. Chất vải có độ bền cao, khả năng chống nóng, chống cháy và thấm hút mồ hôi vượt trội. Kiểu dáng bộ trang phục được thiết kế các chi tiết túi hộp giúp đựng vật dụng thiết yếu trong quá trình làm việc. Theo đó, màu sắc được sử dụng chủ đạo trong các quần áo bảo hộ đó là: tím than, vàng be, xanh két,…

Quần áo bảo hộ ngành cơ khí
Quần áo bảo hộ ngành cơ khí

Quần áo bảo hộ lao động ngành xây dựng

Khu vực thi công luôn tiềm ẩn những tai nạn nghề nghiệp nguy hiểm như: sập sàn giáo, gạch đá rơi từ trên cao xuống, xây xát chân tay. Nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho các kỹ sư, công nhân, các loại thiết bị bảo hộ lao động cần trang bị đạt chuẩn bao gồm: quần áo, mũ bảo hiểm, áo ghi-lê phản quang.

Quần áo bảo hộ lao động ngành xây dựng
Quần áo bảo hộ lao động ngành xây dựng

Mỗi bộ quần áo bảo hộ lao động cần có khả năng chống bụi, chống nắng và thấm hút mồ hôi tốt. Cụ thể với từng đối tượng như sau:

  • Quần áo bảo hộ dành cho công nhân xây dựng: Thường được làm bằng chất liệu vải Kaki liên doanh, độ dày vừa phải, chống tia UV và bụi bẩn tốt. Tuy nhiên, loại quần áo này thường bị phai màu và xù lông sau một thời gian sử dụng.
  • Quần áo bảo hộ dành cho kỹ sư công trình: Chất liệu sử dụng là vải Kaki Pangrim Hàn Quốc, có độ mềm mịn cao, chống bám bẩn và thấm hút mồ hôi tốt. Đặc biệt, quần áo không bị phai màu hay xù lông sau một thời gian sử dụng.

Xem thêm: Đồng phục bảo hộ cao cấp là gì?

Quần áo bảo hộ phun sơn chuyên dụng

Thợ phun sơn làm việc tại các tòa nhà, công trường thường xuyên phải tiếp xúc với sơn và hóa chất gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, sơn có đặc tính khi đã dính vào vải quần áo rất khó tẩy. Vì vậy, một bộ đồ bảo hộ phun sơn chuyên dụng được làm từ chất liệu vải nilon, vải gió, vải chống thấm. Đặc điểm của những loại vải này là chúng rất dễ giặt và làm sạch. Theo đó, đồ bảo hộ phun sơn có thiết kế liền thân nguyên khối và mũ trùm đầu giúp bảo vệ cơ thể toàn diện.

Quần áo bảo hộ phun sơn chuyên dụng
Quần áo bảo hộ phun sơn chuyên dụng

Quần áo bảo hộ lao động cho thợ sửa chữa máy móc

Trang phục này được thiết kế  dành cho những công nhân chuyên sửa chữa máy móc, thiết bị tại các khu công nghiệp, gara ô tô, xe máy. Vì vậy, môi trường làm việc của họ hầu hết đều trong không khí ngột ngạt, thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, dầu nhớt,…Các loại quần áo bảo hộ lao động này sẽ được làm từ những chất liệu chính như vải Kaki liên doanh, Kaki Pangrim Hàn Quốc với chất vải dày dặn, có độ chống bám bụi bẩn tốt.

Trang phục cho thợ sửa chữa máy móc
Trang phục cho thợ sửa chữa máy móc

Về kiểu dáng, quần áo thợ sửa chữa máy móc, thiết bị được thiết kế thêm phần túi hộp, chứa các đồ dùng cần thiết cho công việc. Màu sắc đặc trưng cho các loại quần áo này là màu ghi xám, xanh dương nhằm tránh để lộ những vết dầu nhớt bám dính.

Xem thêm: Những mẫu đồng phục khách sạn đẹp 2023

Quần áo phòng sạch chống tĩnh điện cho ngành sản xuất linh kiện điện tử

Trong quá trình sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử, quy tắc cần đảm bảo đó là không được phép xảy ra hiện tượng tĩnh điện. Chính vì vậy, các công nhân làm việc trong ngành này được trang bị quần áo chống tĩnh điện làm từ chất vải có chứa các sợi cotton. Ngoài ra, công nhân còn được sử dụng bao tay, bao chân để bảo vệ an toàn tuyệt đối trong quá trình làm việc. Màu sắc đặc trưng cho trang phục này thường là màu trắng và màu xanh.

Quần áo phòng sạch chống tĩnh điện
Quần áo phòng sạch chống tĩnh điện

Những lưu ý khi sử dụng đồ bảo hộ lao động

Khi mua và sử dụng đồ bảo hộ lao động, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn màu sắc, thiết kế thời trang phù hợp với ngành nghề.
  • Quần áo có kích thước rộng rãi, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, đảm bảo di chuyển nhanh nhẹn, linh động,…
  • Sản phẩm có độ bền cao, thấm mồ hôi tốt, an toàn và chống lại những tác nhân xấu của môi trường làm việc.
  • Ưu tiên sử dụng các mẫu quần áo có khả năng bảo vệ các khu vực quan trọng trên cơ thể như: đầu, cổ, mặt,…
  • Bảo quản đồ bảo hộ đúng cách để tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Trên đây là các loại quần áo bảo hộ được sử dụng phổ biến cho các ngành nghề và những lưu ý khi sử dụng bạn cần biết. Hy vọng rằng, bài viết trên đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích.

Xem thêm: Lợi ích của việc may đồng phục áo khoác đẹp

ĐP Phương Thảo