Hotline tư vấn
0912 680 885Vải tencel là gì? Nguồn gốc, ưu – nhược điểm và ứng dụng của vải tencel
Với nguồn gốc tự nhiên, vải tencel đang là một chất liệu sinh học, an toàn với môi trường và đang được ứng dụng đa dạng vào các lĩnh vực của cuộc sống. Vậy vải tencel được làm từ đâu và có những tính năng nổi bật nào? Cùng Phương Thảo tìm hiểu qua bài viết sau đây!
I – Vải tencel là gì?
Vải tencel hay lyocell là một chất liệu vải được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang, may mặc hàng ngày. Cũng như bamboo, vải tencel có thành phần chính là cenlulose có trong bột gỗ. Tuy nhiên, loại cây được khai thác nhiều nhất để sản xuất vải tencel là họ kim như bạch đàn, khuynh diệp, bạch dương, sồi,…
Để tạo ra vải tencel người ta sẽ dùng bột gỗ mịn hòa tan trong dung môi hóa học, sau đó, cho vào máy đun để kéo thành sợi. Vải tencel là một chất liệu bán tự nhiên do con người tổng hợp nên, vì vậy chúng sở hữu hàng loạt tính năng nổi bật như mềm mại, thấm hút và an toàn với làn da.
II – Nguồn gốc của vải tencel
Để tìm hiểu nguồn gốc của vải tencel chúng ta sẽ ngược dòng thời gian quay về những năm 1980. Loại vải này được phát triển lần đầu tiên tại công ty Courtaulds Fibers tại Coventry, miền Tây nước Anh. Ban đầu người ta chỉ đơn thuần trộn dung môi hóa học vào vải cotton để giúp sợi vải mềm hơn. Tuy nhiên, nhờ các ưu điểm đặc biệt, vải tencel đã được phát triển rộng rãi và trở thành một xu hướng được cả thế giới yêu thích.
Đến năm 1990 , vải tencel đã được mở rộng sản xuất tại 3 nhà máy lớn tại Mobile, Alabama và Grimsby cung cấp một lượng vải lớn cho ngành công nghiệp thời trang thế giới. Năm 2004, Lezing trở thành tập đoàn sở hữu quyền sản xuất vải tencel và thương hiệu tencel của công ty đã nhanh chóng nổi tiếng, nhận được sự đón nhận của các doanh nghiệp thời trang lớn trên toàn cầu.
III. Vải tencel có tốt không?
1. Ưu điểm
Với thành phần tự nhiên, vải tencel sở hữu nhiều tính năng nổi bật đồng thời khắc phục được một số nhược điểm mà các loại vải thiên nhiên khác thường có.
- Độ thoáng cao nhờ khả năng hút ẩm và bay hơi nhanh từ các sợi vải
- Bề mặt mềm mịn như lụa tạo cảm giác thoải mái trên da
- Không bị nhăn nhúm, co rút sau khi giặt như các loại vải tự nhiên khác
- Vải được xử lý qua công nghệ hiện đại nên có độ bền màu và độ bền sợi vải cao
- Hạn chế vi khuẩn phát triển, hạn chế được mùi hôi trên vải
- Đặc biệt an toàn với môi trường do dễ phân hủy, dễ tái chế và tốn kém ít lượng nước để sản xuất hơn cotton
2. Nhược điểm
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt cùng chất lượng cao trên mỗi thành phẩm, vải tencel được xem là một chất liệu cao cấp trong ngành may mặc. Vì vậy, vải tencel có giá thành khá cao. Ngoài ra, vải chủ yếu tại nước ngoài nên ở thị trường Việt Nam bạn sẽ tốn thêm một khoản chi phí nhập khẩu tương đối lớn.
IV – Các loại vải tencel
Vải tencel được phân loại dựa trên mật độ sợi tính trên 1 inch vuông. Chỉ số “s” càng cao thì mật độ vải càng lớn, vải càng cao cấp và đắt tiền hơn. Đối các loại vải định lượng thấp hơn người ta có thể pha thêm cùng các chất liệu khác để đạt được độ bóng và độ mịn tùy chọn.
- Vải tencel 60s: mật độ 300 sợi dọc và 300 sợi ngang đan xen trên 1 inch vuông, thuộc phân khúc cao cấp
- Vải tencel 80s: mật độ 400 sợi dọc và 300 sợi ngang đan xen trên 1 inch vuông, thuộc phân khúc thượng hạng
- Vải tencel 100s: mật độ 500 sợi dọc và 300 sợi ngang đan xen trên 1 inch vuông, hàng đặc biệt cao cấp, chuyên dành cho sản xuất ga gối trong dinh thự, khách sạn
V. Ứng dụng của vải tencel trong may mặc và cuộc sống
Sở hữu nhiều tính năng nổi bật, vì vậy, chất liệu vải tencel được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực không chỉ riêng may mặc. Cùng Phương Thảo điểm qua một số ứng dụng của loại vải cao cấp tự nhiên này nhé!
1. Thời trang
Ngành công nghiệp thời trang không thể bỏ qua chất liệu cao cấp với nhiều ưu điểm vượt trội như tencel. Chất liệu vải này thường được dùng may áo sơ mi, quần áo thể thao, váy vóc, ngoài ra còn được sử dụng cho lĩnh vực đồ lót hoặc đồ ngủ cao cấp. Mùa hè này bạn hãy hãy sắm riêng cho mình những trang phục làm từ tencel để cảm nhận được độ thoáng mát và thấm hút mồ hôi tuyệt vời mà chất liệu mang lại.
2. Chăn ga, gối, đệm cao cấp
Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất đối với tencel có thể biết đến là chăn ga gối đệm. Với sự mềm mại, thấm hút và siêu thoáng mát, chất liệu vải tencel như vỗ về cơ thể, giúp bạn có được giấc ngủ thoải mái và trọn vẹn nhất. Đặc biệt, vải tencel có khả năng khử khuẩn nên luôn đảm bảo sức khỏe trong quá trình sử dụng lâu dài, liên tục.
3. Y tế
Ngày nay, sợi tencel còn được ứng dụng trong lĩnh vực y tế để tạo ra những cuộn băng y tế thay thế chất liệu bông tự nhiên để tăng khả năng thấm hút, đảm bảo độ bền, dai và mềm mại trong sơ cứu vết thương.
4. Công nghiệp
Khai thác tính năng dai và bền của chất liệu, sợi tencel được dùng để sản xuất băng tải chịu lực cho máy móc. Thực tế cho thấy các sản phẩm làm từ tencel có tính năng chịu lực tốt và bền lâu hơn.
VI – Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản trang phục vải tencel
Trang phục tencel luôn có giá thành cao, vì vậy hãy lưu ý giặt là và bảo quản tốt để giúp trang phục luôn bền đẹp và sử dụng được lâu dài hơn nhé!
- Giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm vừa để tránh vải bị co rút do nhiệt
- Phơi ở nơi khô thoáng, trong điều kiện thời tiết mưa ẩm nên sử dụng quạt vì chất liệu tự nhiên sẽ khô lâu hơn vải thông thường.
- Không nên dùng máy sấy ở nhiệt độ cao có thể làm áo bị co rút hoặc hỏng
- Ưu tiên giặt các sản phẩm tencel bằng tay, nếu giặt máy nên sử dụng chế độ giặt nhẹ kèm túi giặt
- Là ở nhiệt độ vừa phải và nên là bằng bàn là hơi để hạn chế cháy, co rút vải
- Treo và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bụi bám vào vải
Vải Tencel là một chất liệu tuyệt vời cho thời trang và cuộc sống. Hi vọng những thông tin cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết sâu hơn về chất liệu vải cao cấp này. Liên hệ 0912 680 885 để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn các giải pháp về thời trang, đồng phục bạn nhé!