Hotline tư vấn
0912 680 885Vải Lụa là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng & 9 loại vải Lụa
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng các loại sợi tơ tự nhiên, không tạp chất để dệt thành lụa tơ tằm. Loại lụa này có đặc điểm mềm mịn, độ óng ánh vô cùng bắt mắt, mang tới vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng cho người dùng. Cùng tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về các loại vải lụa trong bài viết dưới đây.
Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải có bề mặt mỏng, mịn màng được dệt từ các sợi tơ tằm tự nhiên. Để tạo ra các sợi tơ này, người thực hiện bắt buộc phải nuôi tằm trên diện rộng và tại những vườn dâu xanh tốt. Sau đó lấy tơ để se thành sợi và cuối cùng là dệt thành vải. Ngay từ thời gian đầu xuất hiện, vải lụa đã trở nên phổ biến và dành cho giới thượng lưu trong xã hội phong kiến. Trải qua một thời gian dài phát triển, vải lụa đã đến gần hơn với mọi tầng lớp con người trong xã hội và trở thành một trong những loại vải cao cấp được nhiều người yêu thích nhất.
Nguồn gốc của vải lụa
Nơi xuất hiện đầu tiên của vải lụa đó là Trung Quốc cách đây 6000 năm trước công nguyên. Loại vải này chỉ có tầng lớp vua chúa hoặc quý tộc sử dụng. Không lâu sau đó, vải lụa dần trở nên phổ biến và thịnh hành ở Trung Quốc và được sử dụng để tạo thành những bộ quần áo đời thường.
Sau đó, sự phổ biến của vải lụa dần lan rộng tại các nước châu Á và trở thành một loại vải cao cấp, sở hữu độ bền và tính thẩm mỹ cao. Từ đó, xu hướng sử dụng ngày càng gia tăng, tạo điều kiện cho các thương nghiệp sẵn sàng đưa các loại hàng hóa đi xuyên các quốc gia khác nhau để tiêu thụ.
Tại thị trường Việt Nam, vải lụa có mặt từ thời vua Hùng đời thứ 6. Tại thời gian này, huyện Ba Vì làm nghề chăn tằm, ươm tơ xuất hiện. Với truyền thống phát triển nghề dệt lụa, các làng nghề sản xuất lụa truyền thống của Việt Nam vẫn được bảo tồn nguyên vẹn, Nổi bật nhất đó chính là lụa Hà Đông xuất hiện tại làng nghề Vạn Phúc với nhiều mẫu mã và hoa văn tinh xảo. Ngoài ra, vải lụa cũng được sản xuất với số lượng lớn và chất lượng đó là lụa Mỹ Á ở An Giang.
Xem thêm: Bảng giá may đồng phục áo khoác tại Đồng phục Phương Thảo
Quy trình sản xuất vải lụa
Dưới đây là các bước sản xuất vải lụa tơ tằm chi tiết cho bạn tham khảo:
- Bước 1: Cho tằm ăn lá dâu xanh hoặc lá sắn. Khi tằm phát triển đến khoảng 3 phần trong vòng đời sẽ chuyển đến môi trường sống phù hợp để nhả tơ và tạo kén.
- Bước 2: Tằm nhả sợi kén sau nhiều lần lột xác. Ban đầu, chúng sẽ nhả những sợi tơ để định vị tổ rồi mới chui vào trong kén, di chuyển theo vòng số 8 với tần suất 3000 vòng và nhả được khoảng 1000km tơ.
- Bước 3: Sau khi tằm nhả tơ 1 tuần, người thực hiện chuyển những kén đó ngâm trong nước sôi và đảo đều để vỏ kén bong ra. Sau đó, rút lấy những sợi tơ bên trong và chập 10 sợi thành 1, cuốn vào con quấn tơ chuyên dụng. Sau đó, sợi tơ tằm được chiết xuất bằng cách chải kén, tơ thô được dệt thành vải hoặc kéo thành sợi.
Xem thêm: Những mẫu đồng phục bệnh viện đẹp phổ biến hiện nay
Các loại vải lụa được sử dụng phổ biến hiện nay
Một số loại vải lụa tơ tằm đang được sử dụng phổ biến và được yêu thích nhất hiện nay như:
Vải lụa cotton
Loại lụa này được tổng hợp từ chất liệu Cotton và sợi tơ tằm với ưu điểm là mềm mại, thoáng mát, độ bền cao. Tuy nhiên, chúng khá dễ bị phai màu và xước nên đòi hỏi người dùng phải bảo quản, giặt giũ cẩn thận. Chúng khá thích hợp để may áo sơ mi, áo cộc tay nam nữ hay áo dài,….
Vải lụa đũi
Loại vải này được dệt từ những sợi thô to kết hợp với sợi tơ tằm dâu nhỏ chất lượng. Vì vậy, loại vải này sở hữu những đặc tính riêng của cả vải đũi và vải lụa giúp chúng trở nên phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày.
Một số đặc trưng của vải lụa đũi như: bề mặt vải bóng mịn, chất vải mỏng nhẹ, khả năng thấm hút mồ hôi tốt và không tích điện. Tuy nhiên, vải này khá dễ nhăn, đặc biệt là sau khi giặt. Vì vậy, người dùng sẽ tốn thêm khoảng thời gian nhất định để là phẳng.
Vải lụa tơ tằm
Đây là loại vải lụa cao cấp nhất hiện nay do được dệt từ sợi tơ tự nhiên và thực hiện theo cách thủ công truyền thống. Chúng chỉ có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm chứ không có màu trắng tinh. Trên đó sẽ được thêu thêm những họa tiết như: cây cối, hoa mai, chim phượng,…mang tới vẻ đẹp tinh tế, cao sang nổi bật.
Vải lụa Satin
Loại vải này áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợi dọc theo nguyên tắc 1 sợi ngang đưa xuống dưới, 2 sợi dọc đè lên trên. Sợi ngang tiếp theo sẽ dịch chuyển qua phải ít nhất 2 sợi dọc và lên trên 1 lần. Tấm vải lụa satin càng có nhiều sợi ngang sẽ có độ bóng mịn và độ bền cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, giá thành của lụa satin cũng cao hơn so với những chất liệu khác.
Vải lụa cát
Đây là loại vải có đặc điểm là bề mặt hơi nhám, mềm mỏng, rũ. Khi mặc lên có cảm giác như những hạt cát đang rơi và chuyển động vô cùng thu hút và quyến rũ. Chính vì vậy, chúng là một trong những loại vải lụa được yêu thích nhất trong thời gian gần đây.
Vải lụa Chiffon
Vải lụa Chiffon có sự cải tiến khác biệt so với những loại vải truyền thống đó là thay vì chỉ sử dụng nguyên liệu lụa tơ tằm thì chúng còn được dệt từ các sợi tổng hợp như nylon, lụa, sợi bông, polyester,…Theo đó, người ta sẽ dệt bằng kỹ thuật dệt đan xen các sợi vải ngang dọc giống như đan lưới rồi xoắn nhẹ sợi vải để tạo độ co giãn. Việc thay thế này giúp giảm thiểu chi phí đáng kể và đáp ứng được thị hiếu người dùng.
Vải lụa gấm
Vải lụa gấm được dệt từ những sợi tơ tằm tự nhiên và được chia thành 2 loại là:
- Gấm trơn: Không có hoa văn trên bề mặt, chất vải trơn mịn và có độ bóng cao, màu sắc đa dạng.
- Gấm hoa văn: Được dệt nhiều hoa văn trên bề mặt như hoa lá, chim, sông nước. Chúng được sản xuất dựa trên kỹ thuật may phức tạp hơn ấm trơn. Bao gồm 5 loại: gấm nhị thể, gấm tam thể, gấm tứ thể, gấm ngũ thể,….theo số lượng màu sắc được dệt trên vải.
Vải lụa Twill
Loại vải này có cấu trúc sợi chéo tạo độ chắc chắn và bền vững. Hai bề mặt của vải lụa Twill không giống nhau. Tơ tằm là nguyên liệu chính để sản xuất loại vải này nhưng chúng dày hơn loại lụa thông thường nhưng vẫn đảm bảo sự mềm mại cần thiết.
Vải lụa hoa Jacquard
Vải lụa này được dệt trực tiếp trên dây chuyền sản xuất chứ không phải in hoặc thêu thủ công như những loại vải khác. Hoa văn của chúng được in chìm trên bề mặt vải và có thể nhìn rõ hoa văn ở cả 2 bề mặt vải. Tuy nhiên, ở mặt phải, các hoa văn nổi lên có thể cảm nhận rõ khi sờ tay lên còn mặt trái thì không.
Ưu nhược điểm của vải lụa
Ưu điểm:
- Vải lụa có sự mềm mại, óng ánh tạo cảm giác bồng bềnh, sang trọng, quý phái.
- Tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc cho người sử dụng.
- Do được làm từ sợi tự nhiên nên an toàn tuyệt đối với da của người dùng.
- Thân thiện với môi trường
Nhược điểm:
- Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất khó nhuộm màu.
- Quá trình nuôi tằm rất dễ bị côn trùng, mọt cắn.
- Độ đàn hồi kém, vải lụa chỉ có thể kéo dài nhất được khoảng 1/7 độ dài của vải.
- Bảo quản vải lụa gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ hơn các loại vải khác.
- Giá thành vải lụa khá cao.
Xem thêm: 5 Mẫu đồng phục cafe đẹp may sẵn
Ứng dụng của vải lụa
Vải lụa được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong lĩnh vực may mặc và trang trí nội thất:
Đối với lĩnh vực may mặc
Vải lụa được ưa chuộng để may các loại quần áo mùa hè. Theo đó, vải lụa được sử dụng nhiều nhất để may khăn quàng cổ, cà vạt, trang phục cô dâu. Những mẫu quần áo được thiết kế từ chất liệu lụa luôn đem đến cảm giác khi mặc, tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái.
Ứng dụng trong trang trí nội thất
Bên cạnh ngành may mặc thời trang, vải lụa cũng được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất chăn ga gối, trang trí nội thất. Theo đó, chúng thường được pha thêm các sợi khác để làm thành những bộ chăn gối sang trọng, quý phái.
Ứng dụng trong ngành hội họa
Vải lụa được sử dụng để tạo nên những bức tranh lụa đầy nghệ thuật. Những bức tranh này thường được tô vẽ phong cảnh sơn thủy hữu tình, phù hợp để trang trí nội thất và những không gian mang tính nghệ thuật. Từ đó, tạo cho người xem cảm giác gần gũi, trong trẻo, mềm mại, đậm chất Á Đông.
Cách phân biệt vải lụa Việt Nam với vải lụa Trung Quốc và vải lụa Hàn Quốc
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại vải lụa có xuất xứ, nguồn gốc từ nhiều nơi. Thực tế, sự khác biệt giữa các loại vải này không quá lớn, vì vậy, khiến cho người mua vô cùng băn khoăn khi lựa chọn. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn phân biệt vải lụa Việt Nam, vải lụa Trung Quốc, vải lụa Hàn Quốc dưới đây:
Vải lụa Việt Nam
Vải lụa Việt Nam trước đây được dệt theo phương thức thủ công dùng cũi, máy dệt đạp chân cho đến ngày nay đã được sử dụng hệ thống dệt hiện đại. Theo đó, bạn có thể nhận dạng vải lụa Việt Nam như sau:
- Về khổ vải: Lụa Việt Nam có 2 khổ vải là 0.9m và 1.15m theo chiều ngang.
- Về bề mặt: Lụa Việt Nam thường mỏng, mềm mịn, không nhăn. Khi đốt sợi tơ lụa có mùi khét, cháy hết sẽ thành tro muội, không vón cục.
- Về hoa văn: Thường đơn giản, không phức tạp. Ở mép vải thường in tên lụa Vạn Phúc, lụa Hà Đông, lụa Thái Tuấn,…Nếu thấy chi tiết này thì đúng là lụa cao cấp của Việt Nam.
- Giá thành: Dao động khoảng 150.000 – 450.000 VNĐ/ mét tùy loại.
Vải lụa Trung Quốc
Tại Trung Quốc có làng nghề dệt lụa Hàng Châu nổi tiếng. Thông thường, giá thành 1 mét vải lên tới cả triệu đồng. Tuy nhiên, hầu hết vải được nhập khẩu vào Việt Nam đều là lụa pha nylon với nhiều hoa văn đẹp mắt.
Một số cách nhận biết vải Trung Quốc như sau:
- Khổ vải: Đa dạng từ 0.8m, 1.2m, 1.3m.
- Bề mặt: Nhìn óng nhưng không mềm mượt, khi vò nhẹ thấy nhàu. Khi đốt, sợi tơ rất khét và khi nguội sẽ vón cục chứ không có tro vì đa số được pha poly, nylon, hoa văn bắt mắt.
- Giá thành: 100.000 – 200.000 VNĐ/mét.
Vải lụa Hàn Quốc
Vải lụa Hàn Quốc được đánh giá chất lượng ngang với tơ tằm, lụa satin ở Việt Nam. Một số cách phân biệt như sau:
- Khổ vải: 1.5 m – 1.6m
- Bề mặt: Mềm mịn, sáng bóng, khi mặc cảm thấy mát, không ngăn. Khi đốt tro tàn không bị vón cục, trên mép vải có thông số chữ Hàn Quốc và thông tin nhập khẩu về Việt Nam.
- Giá thành: 150.000 – 1.000.000 VNĐ/mét tùy loại
Một số câu hỏi thường gặp về vải lụa
Vải lụa có nhăn không?
Vải lụa được dệt hoàn toàn từ sợi tơ tằm tự nhiên, không dùng hóa chất nên rất dễ nhăn khi có tác động. Vì vậy, người dùng cần hết sức chú ý khi sử dụng, bảo quản và giặt sạch
Vải lụa có co giãn không?
Do được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên nên vải lụa có khả năng co giãn ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, độ co giãn còn phụ thuộc vào loại vải lụa và thành phần sợi dệt thành.
Vải lụa có mát không?
Vải lụa có khả năng hút ẩm và thoáng khí. Đặc biệt, khi chúng được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên nên tạo cảm giác thoải mái, mát mẻ, thông thoáng cho người mặc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vải lụa và một số cách phân biệt khi mua vải. Hy vọng rằng, bài viết trên đã chia sẻ tới bạn những kiến thức hữu ích.