Hotline tư vấn
0912 680 885Vải Lanh là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng & 4 loại vải Lanh
Vải lanh sở hữu nhiều đặc tính nổi trội nên đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành dệt may, thời trang và cả trong những lĩnh vực khác của đời sống. Vậy vải lanh là gì? Chúng có những ưu nhược điểm như thế nào? Cùng Đồng Phục Phương Thảo tìm hiểu chi tiết nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Vải lanh là gì?
Vải lanh là loại vải được dệt từ sợi lấy ở vỏ, xơ của cây lanh. Cây lanh xuất hiện nhiều ở các khu vực có nền khí hậu mát mẻ. Tại Việt Nam, cây lanh được trồng nhiều ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là Sapa. Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được xử lý và tạo thành các sợi để dệt nên tấm vải lanh.
Trước đây vải lanh được dệt dạng quay tơ truyền thống nhưng giờ đã được dệt bằng máy móc chuyên nghiệp, tạo nên những tấm vải chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, dệt vải bằng máy móc còn giúp vải lanh có nhiều màu sắc, hoa văn đa dạng hơn.
Nguồn gốc của vải lanh
Vải lanh đã xuất hiện từ thời cổ đại, cây lanh được người dân trồng tại vùng Lưỡng Hà và dùng để làm vải, thêu thùa trang phục hàng ngày cho các tầng lớp giàu có.
Tại Ai Cập, sợi lanh còn được dệt thành vải liệm, ướp xác. Khi thời tiết nắng nóng người Ai Cập còn dùng vải lanh màu trắng để may trang phục và khăn choàng.
Vải lanh không chỉ được dùng làm trang phục mà còn có thể tạo ra các sản phẩm hữu ích khác như rèm cửa, vỏ gối, khăn trải bàn, ga giường,…
Xem thêm: Những mẫu đồng phục khách sạn mùa đông cực đẹp
Quy trình sản xuất vải lanh
Quy trình sản xuất vải lanh gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thu hoạch cây lanh
Cây lanh cần được trồng trong môi trường đảm bảo sinh trưởng tốt để có chất lượng cao nhất. Khi thu hoạch người ta thường cắt cây sát gốc hoặc nhổ cả gốc cây.
Bước 2: Dầm lanh
Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được giầm ngay tại ruộng hoặc các bồn chứa nước. Bằng cách này, các vi khuẩn phân hủy hoạt chất pectin sẽ giúp các sợi lanh có sự gắn kết với nhau. Hiện nay người ta có thể dùng chất hóa học để quá trình dầm lanh diễn ra nhanh hơn nhưng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sợi vải và môi trường.
Bước 3: Tách sợi và xử lý
Sau khi dầm thì cây lanh sẽ bị đập dập. Khi đó phần xơ gỗ của cây sẽ bị loại bỏ bằng các con lăn kim loại, các sợi lanh được tách ra. Những sợi lanh ngắn dùng lược tách riêng và giữ lại những sợi dài, mềm mại.
Bước 4: Dệt thành vải lanh
Sau khi tách và xử lý sợi người ta sẽ đem số sợi đó dệt thành vải. Vải lanh sau khi dệt xong được tẩy trắng, in ấn họa tiết, màu sắc để tạo ra thành phẩm đa dạng, bắt mắt.
Các loại vải lanh
Vải lanh nhung
Vải lanh nhung là dòng vải có trọng lượng nhẹ, mềm mại, mịn màng và có độ thoáng mát cao đem lại cảm giác dễ chịu cho người mặc.
Vải lanh Thái
Vải lanh Thái hay còn gọi là vải tole Thái. Loại vải này có ưu điểm là mềm mại, mát mẻ nên thường được dùng để may quần áo, váy, trang phục vào mùa hè. Vải lanh Thái có độ bền cao, ít bị sờn vải hay xù lông, màu sắc đa dạng nên được nhiều người yêu thích.
Vải lanh lụa
Lanh lụa là loại vải được nhiều người ưa chuộng bởi sự mềm mại, mịn màng và thông thoáng khi mặc. Lanh lụa có khả năng thấm hút mồ hôi tốt đặc biệt là trong những ngày nồm ẩm vải lanh cũng nhanh khô, không có mùi hôi khó chịu.
Vải lanh tưng
Vải lanh tưng có chất lượng tốt nhất trong các dòng vải lanh hiện nay. Vải có độ dày, độ bền cao và khả năng giữ màu cực kỳ bền. Đặc biệt sau khi giặt và phơi khô thì các sợi vải lanh thưng sẽ liên kết chặt chẽ với nhau hơn tạo nên độ bền cho vải. Màu sắc chủ yếu của lanh tưng là màu mộc, trắng ngà, xám, nâu vàng,…
Ưu nhược điểm của vải lanh
Ưu điểm
- Độ bóng tự nhiên: Vải lanh thường có độ bóng đẹp bởi sau khi dệt và tẩy trắng người ta sẽ phủ lên vải 1 lớp bóng tự nhiên giúp tăng tính thẩm mỹ.
- Mịn màng, mềm mại: Vải lanh có thành phần tự nhiên 100%, không có chất xơ nên mang lại cảm giác mềm mại, thoải mái khi mặc.
- Khả năng kháng khuẩn, bụi bẩn: Vải lanh hoàn toàn thân thiện với người mặc, có khả năng kháng khuẩn, bụi bẩn, nấm mốc.
- Dễ giặt sạch: Bạn có thể giặt quần áo vải lanh bằng tay hoặc máy đều được. Chúng dễ dàng làm sạch mà không bị giãn.
- Độ bền cao: Sợi vải có độ co rút hợp lý không bị xơ hoặc sờn khi sử dụng lâu ngày.
- Khả năng thấm hút tốt, thông thoáng.
- Không gây dị ứng.
Nhược điểm
- Vải rất dễ nhăn. Vì thế bạn không nên gấp quần áo vải lanh quá nhiều và hạn chế là ủi để đảm bảo độ bền.
- Độ đàn hồi thấp, dễ rách.
- Vải dễ bị mốc nếu tiếp xúc với mồ hôi lâu ngày và lạm dụng các chất tẩy.
Xem thêm: đồng phục áo khoác là gì?
Ứng dụng của vải lanh
Trong ngành thời trang
Vải lanh được sử dụng để may trang phục thời trang cực kỳ phổ biến, nhất là trang phục dành cho mùa hè nóng bức. Ưu điểm của vải lanh là mềm mại, thoáng mát nên thường được làm thành các loại sản phẩm như áo sơ mi, áo dài, đầm suông, trang phục đi biển,…
Trong ngành nội thất
Trong ngành thiết kế nội thất vải lanh thường được dùng để làm các đồ trang trí như rèm cửa, ga gối, bọc sofa,.. Vải lanh có độ bền cao, mềm mại, thấm hút tốt nên khi làm ga giường, vỏ gối sẽ mang lại cho bạn giấc ngủ tuyệt vời nhất.
Các loại vải lanh dùng trong ngành nội thất thường là lanh thô, lanh tưng. Đặc điểm của các loại vải này là dùng càng lâu ngày càng mềm mại và sáng bóng, không bị xù lông gây mất thẩm mỹ.
Giá vải lanh
Tùy thuộc vào loại vải lanh mà bạn lựa chọn sẽ có giá thành khác nhau. Dưới đây là giá của một số loại vải lanh phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
- Vải lanh bố: 90.000đ/m.
- Vải lanh cao cấp: 95.000đ – 110.000đ/m.
- Vải lanh tưng: 150.000đ/m
- Vải lanh xước: 135.000đ/m
- Vải lanh bột: 85.000đ/m
Xem thêm: Những mẫu đồng phục y tá đạt chuẩn
Cách nhận biết vải lanh
Vải lanh là dòng vải rất dễ nhận biết. Bạn chỉ cần chạm tay lên bề mặt vải sẽ thấy vải mịn, không có xơ vải và trở nên mềm mại hơn khi được giặt nhiều lần. Vải lanh có các màu nguyên bản là trắng ngà, xám, nâu vàng và màu mộc.
Một cách để nhận biết vải lanh dễ dàng nữa là bạn đốt chúng lên. Khi bị đốt vải lanh sẽ cháy chậm, có mùi giống giấy cháy và tro vải sau khi đốt mềm, dễ tan.
Một số câu hỏi thường gặp về vải Lanh
Vải lanh có nhăn không?
Vải lanh có độ đàn hồi kém nên rất dễ bị nhăn khi mặc và nhất là sau khi giặt và gấp. Để hạn chế điều này bạn nên giũ thẳng quần áo vải lanh khi phơi và treo chúng trong tủ đồ nhé.
Vải lanh mặc có mát không?
Vải lanh được dệt bằng 100% sợi lanh tự nhiên nên đem lại cảm giác mềm mại, thoáng mát thích hợp làm trang phục cho mùa hè nóng nực.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về vải lanh, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải trong đời sống. Hy vọng bạn đã bỏ túi được những kiến thức hữu ích nhất về loại vải đặc biệt này!