Vải Bố là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải Bố

Chia sẻ:

Độ bền cao, an toàn với người dùng và dễ bảo quản là những đặc điểm nổi bật của vải bố. Chính vì vậy, chúng được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang hoặc trong một số ngành công nghiệp khác. Nếu bạn còn hoài nghi về ưu điểm của loại vải này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây.

Vải bố là gì?

Vải bố hay còn được gọi là vải canvas, vải thô cotton là loại vải được dệt từ sợi gai dầu với mình vải dày, độ bền cao. Ngày nay, bằng việc pha trộn thêm polyester hoặc nylon, vải bố còn có khả năng thấm nước vượt trội cho phép người dùng có thể sử dụng ở bất kỳ đâu. Bạn có thể bắt gặp chất liệu vải này trên túi xách, ga giường, quần áo, giày, balo, vỏ gối.

Vải bố có mình vải dày, bề mặt thô sần nhưng có độ bền cao
Vải bố có mình vải dày, bề mặt thô sần nhưng có độ bền cao

Tính chất vật lý của vải bố:

  • Bề mặt thô sần.
  • Mình vải dày, có độ bền cao, chịu lực tốt.

Tính chất hóa học

  • Phân hủy nhanh
  • Bền với nhiệt nhưng kém bền với axit và kiềm.
  • Không thấm nước
  • An toàn với người sử dụng.

Xem thêm: Những mẫu đồng phục áo khoác bền đẹp

Nguồn gốc xuất xứ của vải bố

Vải bố có thể xuất hiện lần đầu vào khoảng 3000 năm TCN khi những người Trung Hoa đã biết sử dụng cây gai dầu để kéo sợi rồi bện chúng thành từng đoạn dây thừng. Tuy nhiên, những tấm vải bố làm từ gai dầu còn khá thô cứng và chưa được ứng dụng nhiều trong đời sống. Mãi đến năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã biết thêm bông vào gai dầu để tạo ra những tấm vải bố có độ mềm mại hơn. Sau dần, chúng dần được bán phổ biến sang châu Âu vào thế kỷ thứ VIII SCN.

Khi mới xuất hiện, vải bố chủ yếu được làm từ gai dầu khá thô cứng
Khi mới xuất hiện, vải bố chủ yếu được làm từ gai dầu khá thô cứng

Vào thế kỷ VIII SCN, Saracens và Moors mang bông từ Bắc Phi tới châu Âu. Vào thời gian này, vải bố chủ yếu được dùng vào việc làm cánh buồn và trở thành vật liệu không thể thiếu của ngành hàng hải châu lục này. Vào thời phục hưng tại Ý trong thế kỷ XVI. Vải bố còn được sử dụng để thay thế cho giấy vẽ tranh bởi chúng có độ bám màu cao và bền bỉ. 

Vào thế kỷ XX, vải bố chính thức được sử dụng phổ biến tại Mỹ trong các băng chuyền số lượng lớn và theo hướng công nghiệp hóa.

Quy trình sản xuất vải bố

Quy trình sản xuất vải bố bao gồm 3 giai đoạn
Quy trình sản xuất vải bố bao gồm 3 giai đoạn

Quy trình sản xuất vải bố đầy đủ cần phải trải qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Kéo sợi

  • Tại giai đoạn này, bông vải sẽ được thu hoạch thô và đóng lại dưới dạng các kiện bông thô. Sau đó, bông thô được đánh tung, làm sạch và thu được dưới dạng tấm phẳng đều. 
  • Kéo thô sợi bông để tăng kích thước, độ bền và được đánh thành từng ống.
  • Dùng hồ tinh bột biến tính và các phụ gia để tạp màng hồ bao quanh sợi bông nhằm tăng độ bền tối đa.

Giai đoạn 2: Dệt vải

  • Sự kết hợp của những sợi vải ngang, dọc được dệt bằng máy tạo thành những tấm vải lớn.
  • Mang nấu vải ở nhiệt độ cao bằng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ hồ vải và những tạp chất còn dư.
  • Tẩy trắng làm mất màu tự nhiên, đảm bảo hiệu quả khâu nhuộm vải sau đó.

Giai đoạn 3: Nhuộm vải

  • Xử lý sơ bộ vải với thuốc nhuộm, chất phụ gia để gia tăng độ bám màu.
  • Giặt lại nhiều lần để loại bỏ chất bẩn còn dư.
  • Đem vải vắt sạch để tăng độ mềm và chống co rút.

Xem thêm: Điểm đặc biệt của mẫu đồng phục phẫu thuật trong bệnh viện

Các loại vải bố được sử dụng phổ biến

Có 2 cách phân loại vải bố phổ biến như sau:

Phân loại theo định tính, định lượng

Loại vải

Thành phần

Vải Kaki (Định lượng 14oz)

100% polyester

Vải bố (Định lượng 4oz, 6oz và 12oz)

100% sợi cotton

Vải bố (Định lượng 18oz)

100% cotton

Vải bố (Định lượng 12oz)

35% polyester và 65% cotton

Phân loại theo thành phần cấu tạo

  • Vải bố dệt từ sợi tổng hợp PE và Nylon: Do thành phần từ gốc dầu mỏ nên khó phân hủy và kém thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, chúng lại có độ bền cao, dễ nhuộm màu và được dùng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • Vải bố dệt từ sợi gai dầu: Là vật liệu bền, chống ẩm mốc tốt và độ bền cao, chịu nhiệt tốt có thể sử dụng để làm vải bạt. Tuy nhiên, sợi gai dầu khá thô cứng và thiếu thẩm mỹ.
  • Vải bố được dệt từ sợi lanh: Quá trình sản xuất khá phức tạp, tốn nhiều thời gian và chi phí nên giá thành khá cao và ít được sử dụng. Tuy nhiên, chúng lại được đánh giá cao bởi độ bền cứng của nó. 
  • Vải được dệt từ Cotton: Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. So với vải lanh và sợi gai dầu tì chúng co giãn và mềm mại hơn. Tuy nhiên, chúng lại kém bền hơn.

Xem thêm: Tổng hợp những mẫu đồng phục cafe đẹp tại Phương Thảo

Ưu và nhược điểm của vải bố

Vải bố được đánh giá là loại vải có độ bền cao và rất dễ bảo quản
Vải bố được đánh giá là loại vải có độ bền cao và rất dễ bảo quản

Vải bố được sử dụng khá rộng rãi và được người dùng ưa chuộng bởi chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Vải bố có độ bền cao, trọng lượng nhẹ, dễ bảo quản.
  • Không nhăn và dễ dàng gấp gọn.
  • Vải bố có độ bám màu tốt, không phai dù sử dụng với nước giặt trong điều kiện giặt máy.
  • Vải có khả năng chống thấm tốt khi trời mưa.
  • Sử dụng chủ yếu từ nguyên liệu thiên nhiên, an toàn tuyệt đối với sức khỏe người dùng.
  • Thân thiện với môi trường
  • Cho khả năng kháng khuẩn và chống nấm mốc, chống cháy.
  • Giá thành phải chăng

Bên cạnh những ưu điểm thì vải bố cũng sở hữu một vài nhược điểm nhất định như:

  • Mình vải dày dặn nên khi giặt lâu khô hơn.
  • Mật độ vải dệt thưa, dễ rách.
  • Không chịu được tải trọng lớn.

Ứng dụng của vải bố

Vải bố được ứng dụng khá phổ biến trong lĩnh vực thời trang và decor nhà cửa. Trong đó, ngành thời trang được sử dụng phổ biến hơn cả. Cụ thể:

  • Quần áo: Tạo cảm giác thoải mái, thoáng mát cho người mặc.
  • Giày dép: Vải bố mang tới độ bền tương đối cao.
  • Túi xách, balo: Vải bố mang đến sự dày dặn, chắc chắn có thể mang đi bất cứ đâu.
Balo được làm từ vải bố
Balo được làm từ vải bố
  • Đồ handmade: Vải bố mang tới vẻ đẹp tự nhiên mộc mạc cho vật dụng.
  • Tranh Canvas: Một món đồ trang trí kết hợp sợi cotton để tăng độ bền màu. Từ đó, mang tới nét đẹp sống động, nghệ thuật cho không gian sống.
  • Ghế sofa bọc bằng vải bố mang tới cảm giác mềm mại, ấm áp
  • Rèm cửa bằng vải bố giúp chắn nắng hiệu quả, đồng thời thể hiện được tính thẩm mỹ cho không gian sống.
Rèm cửa làm từ vải bố cho khả năng chắn nắng hiệu quả
Rèm cửa làm từ vải bố cho khả năng chắn nắng hiệu quả
  • Lều làm bằng vải bố có khả năng chịu lực tốt và chống thấm nước hiệu quả.
  • Phông nền chụp ảnh: Do đặc tính nhẹ, bền, không nhăn nên vải bố được các nhiếp ảnh gia tin tưởng sử dụng làm phông nền để chụp hình nghệ thuật.
  • Vải bố còn được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất đóng tàu, chúng có thể làm nên những cánh buồm có độ bền lý tưởng, đem lại sự vững chắc cho tàu thuyền ra khơi.
  • Vải bố cũng được sử dụng để làm bao bì đựng các loại phân bón, thóc lúa trong nông nghiệp.

Giá vải bố là bao nhiêu?

Vải bố thô có màu chủ đạo là màu nâu với nhiều sắc độ khác nhau từ nâu đậm cho tới trắng ngà do tính chất của sợi vải tạo nên.

  • Với khổ vải ngang 1,2m, có 2 loại là vải bố thô thưa và vải bố thô khít với mức giá  29.000 đ/m. 
  • Với khổ vải ngang 1,4m, có 2 loại vải bố thô trắng và vải bố thô nhuộm màu. Mức giá cho vải bố trắng là 39.000 đ/m và vải bố màu là 45.000 đ/m.

Cách nhận biết chất liệu vải bố

Vải bố có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường
Vải bố có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường

Có 2 cách giúp bạn nhận biết chất liệu vải bố đó là:

  • Bằng mắt: Khi nhìn bằng mắt thường, bạn sẽ thấy vải bố có bề mặt khá thô, các sợi vải hiện rõ và sần sùi. Khi sờ tay lên, bạn cũng cảm nhận được sự thô ráp, chắc chắn của vải bố.
  • Đốt: Khi đốt vải bố, bạn sẽ thấy mùi nhựa khét, phần tro tàn bị vón cục hoặc nếu không có tro thì đó là vải làm từ sợi tổng hợp có chứa PE và nylon.

Bằng những ưu điểm của mình, vải bố đang được sử dụng rộng rãi và góp phần không nhỏ cho ngành thời trang và sản xuất công – nông nghiệp. Hy vọng rằng, những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ hữu ích với bạn.

ĐP Phương Thảo