Cách nhận biết các loại vải quần áo phổ biến chuẩn nhất

Chia sẻ:

MoĐể sở hữu những bộ trang phục chất lượng nhất thì ngoài việc lựa chọn thiết kế, kiểu dáng, mẫu mã thì việc nhận biết các loại vải cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc nắm rõ được đặc điểm của từng loại vải sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Trong bài viết này, Đồng Phục Phương Thảo sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các loại vải quần áo phổ biến chi tiết nhất nhé!

Vải Cotton

Vải Cotton là loại được làm từ 100% cotton hoặc có pha thêm sợi spandex ( 1 – 8%) để tạo ra sự co giãn, mềm mại hơn khi mặc. Loại vải này thường được sử dụng để may các loại đồng phục chất lượng cho ngành sự kiện, quảng cáo, gym,…

Vải Cotton
Vải Cotton
  • Ưu điểm: Vải lên mẫu may đẹp, co giãn, thấm hút mồ hôi tốt nên mang lại cảm giác mềm mại, thoáng mát khi mặc.
  • Nhược điểm: Giá thành tương đối cao và dễ bị nhăn.

Cách nhận biết: Khi đốt vải Cotton sẽ thấy vải cháy nhanh, có mùi như mùi giấy và tro dễ tan..

Xem thêm: Gợi ý một số mẫu áo đồng phục spa tại Phương Thảo

Vải Kate

Kate là loại vải có nguồn gốc từ sợi TC – được pha trộn giữa Polyester và Cotton. 

Vải Kate
Vải Kate
  • Ưu điểm: Bề mặt vải phẳng, mịn màng, vải không bị nhăn, có độ thấm hút cao nên mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc.
  • Nhược điểm: Độ co giãn thấp, giá thành cao.

Cách nhận biết: Vò thử vải Kate sẽ thấy chúng không bị nhăn, sờ vào có cảm giác mịn và mát. Bạn thử đốt vải Kate sẽ thấy có mùi nhựa, tro vải 1 phần vón cục còn 1 phần sẽ tan mịn ra.

Vải Kaki

Kaki là loại vải có độ dày và cứng hơn so với các loại vải khác. Vì thế, chất liệu này thường được sử dụng để may quần công sở, đồng phục công ty, đồng phục bảo hộ lao động. Vải Kaki có 2 loại chính là Kaki thun và không thun. Loại Kaki thun sẽ được dùng phổ biến hơn cả.

Vải Kaki
Vải Kaki
  • Ưu điểm: Vải có độ bền cao, không nhăn khi mặc.
  • Nhược điểm: Không phù hợp với những mẫu thiết kế quá cầu kỳ, giá thành cao.

Cách nhận biết: Để nhận biết Kaki thun và Kaki không thun ta có thể quan sát độ dày của vải. Nếu vải mềm, mỏng thì là Kaki thun và ngược lại. Ngoài ra khi đốt cháy mẫu vải Kaki sẽ thấy ngọn lửa cháy nhanh có màu vàng, tàn vải hóa thành tro.

Xem thêm: Một số mẫu đồng phục nhân viên kỹ thuật phù hợp cho doanh nghiệp của bạn

Vải Lanh

Vải Lanh hay còn được gọi với cái tên khác là vải Linen. Đây là loại vải mềm, mỏng, mát nên chủ yếu được sử dụng để may trang phục mặc nhà. Loại vải này có nguồn gốc tự nhiên nên cực kỳ thân thiện khi sử dụng.

Vải Lanh
Vải Lanh
  • Ưu điểm: Không kích ứng da, có khả năng thấm hút tốt, độ bền cao, mang lại cảm giác mát mẻ dễ chịu khi mặc.
  • Nhược điểm: Dễ bị nhăn, độ co giãn kém.

Cách nhận biết: Chạm tay lên tấm vải sẽ thấy độ mịn, không có xơ vải và sau mỗi lần giặt sẽ trở nên mềm hơn. Màu sắc nguyên bản của vải lanh là màu nâu vàng, trắng ngà, xám.

Vải lụa tự nhiên

Vải lụa tự nhiên được dệt trực tiếp từ tơ tằm. Đây được xem là loại vải có chất lượng tốt, thường dùng để may các loại trang phục, phụ kiện cao cấp.

Vải Lụa tự nhiên
Vải Lụa tự nhiên
  • Ưu điểm: Chất vải mềm mại, sáng, có độ bóng, nhẹ. Vải lụa đem lại cảm giác mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông cực kỳ thoải mái.
  • Nhược điểm: Độ chịu nhiệt kém, dễ bị ảnh hưởng bởi hóa chất, dễ bị úa màu do mồ hôi, vải dễ bị nhăn và co rút.

Cách nhận biết: Khi nhìn vải lụa dưới ánh sáng sẽ thấy sợi tơ có vẻ óng ánh đẹp mắt. Khi đốt cháy, loại vải này sẽ cháy chậm, có mùi khét như mùi tóc cháy, đầu vải đốt có hiện tượng sủi bọt màu nâu, dễ bóp vụn.

Tham khảo: Những mẫu đồng phục nhà hàng lịch sự và sang trọng

Vải voan

Vải voan là loại vải sợi tổng hợp nhân tạo. Đặc điểm của loại vải này là mềm, mỏng, nhẹ mang lại cảm giác thoải mái khi mặc.

Vải Voan
Vải Voan
  • Ưu điểm: Không bị nhàu, nhăn, đa dạng màu sắc.
  • Nhược điểm: Vải mỏng nên khi may đồ cần có vải lót bên trong, chất vải dễ bám bẩn và dễ cháy.

Cách nhận biết: Vải  voan khá mỏng, nhẹ, khi cầm vào có cảm giác mịn màng dễ chịu. Khi đốt vải voan sẽ xuất hiện khói màu trắng, có mùi thơm nhẹ, tro của vải khô và xốp, dễ vỡ.

Vải len

Vải len là loại vải được dệt từ sợi lông cừu hoặc các loài động vật khác như dê, lạc đà. Để kiểm tra chất lượng của sợi len người ta sẽ xác định thông qua đường kính sợi, năng suất, quá trình uốn, màu sắc và độ bền. Vải len thường nhẹ, xốp, không nhăn, có độ bền cao.

Vải len
Vải len
  • Ưu điểm: Giữ nhiệt tốt nên thường dùng để may quần áo mùa đông.
  • Nhược điểm: Dễ bị nấm mốc, vi khuẩn phá hủy.

Cách nhận biết: Len mang đến cảm giác hơi thô ráp khi cầm, mặt vải có xù lông và khi kéo thì sợi có độ co giãn. Khi đốt vải Len sẽ thấy lửa cháy yếu, có mùi khét, tro tàn màu đen và dễ bóp vụn.

Vải đũi

Đũi là loại vải có đặc tính nhẹ, xốp, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên thường được sử dụng để may đồng phục, quần áo mặc ở nhà,… Trang phục vải đũi mang nét đẹp mộc mạc, tự nhiên, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế.

Vải đũi
Vải đũi
  • Ưu điểm: Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, an toàn, thân thiện cho người mặc.
  • Nhược điểm: Dễ bị nhăn.

Cách nhận biết: Quan sát bằng mắt thường sẽ thấy vải đũi được thiết kế dưới dạng các sợi đan xen vào nhau, cầm trên tay có cảm giác hơi thô, mát. Khi vò thì vải dễ bị nhăn.

Vải nỉ 

Vải nỉ – Polar Fleece chính là loại chất liệu được kết hợp giữa vải và len. Loại vải này có độ mềm mịn, khả năng giữ ấm tốt vì bề mặt được bao phủ bởi lớp lông mượt, ngắn. Vải nỉ thường được dùng để may đồng phục, quần áo mùa đông hoặc các đồ vật handmade.

Vải nỉ
Vải nỉ
  • Ưu điểm: Mềm mại, giữ ấm tốt, màu sắc đa dạng.
  • Nhược điểm: Dễ thấm hút nước và nhanh bị bẩn.

Cách nhận biết: Khi quan sát bằng mắt thường bạn sẽ thấy bề mặt của vải là lớp lông ngắn, mềm mại. Khi sờ vải nỉ bằng tay sẽ cảm nhận được sự mịn màng và ấm áp.

Trên đây là hướng dẫn cách nhận biết các loại vải quần áo phổ biến chuẩn, chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích!

ĐP Phương Thảo