Hotline tư vấn
0912 680 885Hướng dẫn cách may áo sơ mi nam đúng kỹ thuật chi tiết
Áo sơ mi là một trong số những trang phục cực kỳ phổ biến đối với nam giới. Loại áo này được phái nam yêu thích vì tính ứng dụng cao, có thể mặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau vừa đẹp, trẻ trung, hiện đại, lịch sự lại hợp thời trang. Trong bài viết này, Phương Thảo sẽ hướng dẫn bạn cách may áo sơ mi nam đúng kỹ thuật chi tiết nhất nhé!
Lấy số đo khi chuẩn bị may áo sơ mi nam
Trước khi tiến hành may áo sơ mi nam thì bạn cần lấy và xác định được số đo của khách hàng. Các số đo cần lấy bao gồm: độ dài của áo, độ dài cánh tay, bắp tay, phần bụng, vòng ngực, thân sau, độ rộng vai, cử động ngực, cử động nách, vòng cổ,…
Khi lấy số đo áo sơ mi nam cần lưu ý phần cử động ngực và nách để khi mặc khách hàng có thể làm việc và hoạt động thoải mái nhất.
Bạn có thể tham khảo các ký hiệu và số đo (ví dụ) cho áo sơ mi nam sau đây:
Tên | Ký hiệu. | Số đo (cm) |
Dài áo | Da | 73 cm |
Vòng cổ | Vc | 36 cm |
Dài eo sau | Des | 41 cm |
Vòng ngực | Vn | 86 cm |
Rộng vai | Rv | 47 cm |
Cử động ngực | Cđ | 12 cm |
Xuôi vai | Xv | 8 cm |
Cử động nách | Cđn | 8 cm |
Dài tay | Dt | 58 cm |
Xem thêm: Top mẫu đồng phục nhà hàng đẹp mới cập nhật
May áo sơ mi nam theo số đo
Dưới đây là hướng dẫn cách may áo sơ mi nam theo số đo chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo:
Thân áo
Thân trước
- Đối với phần thân trước bạn kẻ đường gấp song song, cách mép vải khoảng 3.5cm. Sau đó kẻ đường giao khuy cách nẹp áo 1.7cm.
- Đặt thân sau lên phần thân trước sao cho đường gập sống lưng trùng với đường khuy giao.
- Sang các đường ngang eo, ngang nách, ngang gấu gồm:
- Cắt 1 đường ở ngang nách tại điểm C6C7.
- Cắt đường ngang gấu tại điểm E2E3.
- Cắt đường ngang eo ở điểm D2D3.
- Đường ngang A sang dấu phải thấp hơn 1.5cm. Cắt đường gập nẹp tại điểm A9
Thân sau
Đầu tiên bạn cần phải gấp mảnh vải theo chiều dọc, mặt phải của vải hướng vào trong. Sau đó tạo thành những điểm tọa độ cụ thể sau:
- Dài áo (Da) = AE:Sđ.
- AB: bản cầu vai áo (Bvc) – AC.
- Hạ nách sau = ¼ RV + Cđn.
- AD:Des:Sđ (tính bằng công thức 60% Da + 2cm).
Xem thêm: Đồng phục bảo hộ lao động là gì?
Vòng nách
- CC1 = 1/4 VN + Cđ.
- CC2 = Rb là 1/2 Rv + 1cm.
- BB1 = 1/2 Rv + 2,5cm.
- B1B1: giảm xuôi vai thân áo 1.5cm.
- Lấy C2C3 = 1/3 C2B2. Nối điểm C1, C3, C2 với C4 sao cho tọa độ C1C4 = C4C3 và C4C5 = ¼ C4C2.
- Nối vòng nách áo qua các điểm C3, B2, C5, C1 tạo thành đường cong đều.
- Lấy BB3 = 1/3 chiều rộng chân cầu vai (BB1).
- Vẽ đường chân cầu vai đi qua các điểm B, B2, B3.
- Lấy điểm B2B4 = 1/6 Rv, B4B5 = rộng ly = 3cm.
- Lấy điểm B6 = B4B5. Tại B6 dựng đường thẳng vuông góc với điểm BB1. Tại điểm B4 dựng đường thẳng vuông góc với BB1.
- Từ điểm B5 kẻ 1 đường song song BB1 cắt b tại điểm B7.
- Nối B2B7 kéo dài cắt a tại điểm A1 và nối với B5A1/.
- Vẽ lại chân cầu vai áo qua các điểm B, B5, B3, a1, B2, B7.
Cầu vai
Đối với phần cầu vai bạn cần gấp tấm vải theo chiều ngang, mặt phải hướng vào trong rồi xác định những điểm sau:
- AB (Bản cầu vai), AA1 Là Rộng ngang cổ (Rnc).
- A1A2: Mẹo cổ.
- Vẽ đường A1A3, A3A nối với A3A2.
- Vẽ A4A2:A4A3 sau đó nối với A1A4.
- Vẽ đường A4A5:1/3 A4A1.
- Vạch đường vòng cổ qua các điểm A, A5, A3, A2. Từ điểm A2 kẻ một đường thẳng A2A6 song song với điểm BB1.
- BB8: 1/2 Số đo rộng vai: 23cm. Tại điểm B8 dựng một đường thẳng song song với AB cắt A2A6 ở điểm A7.
- A7A8 (Hạ xuôi vai) tính = số đo xuôi vai – (1 đến 1,5) = 4,5 cm.
- Dựng điểm A8A8 bằng 1cm nối với vai con A2A8. Vạch đường nách của phần cầu vai từ điểm A8 tới A8.
Sườn áo
Đối với sườn áo sơ mi nam bạn cần xác định các điểm may sau:
- DD1 = Rnets: Rnnts (Rộng ngang gấu thân áo sau) (CC1) – 1cm.
- EE1 = Rngts (Rộng ngang gấu thân áo sau): Rnnts (CC1).
- Tiếp đến vạch thêm 1 đường sườn đi qua từ điểm C1 => D1 => E1.
- Vẽ phần đuôi tôm cho áo tại điểm E1E1: 5 – 7cm.
- Lấy điểm E2 sao cho EE2 = 1/2 EE1, sau đó tiến hành nối điểm E2E1 lại với nhau. Tiếp đó, ta chia điểm E1E2 thành 4 đoạn bằng nhau. Các điểm được chia lần lượt sẽ là E4, E3, E5.
Vòng cổ
- A9A10 (Rnc): 1/6 (Vc) + 2 = 8,1cm.
- A9A12: A10A11 (Hạ sâu cổ) = 1/6 (Vc) + 0,5.
- Nối điểm A10A12 với A13A10 và A13A12. Sau đó tiến hành nối điểm A11 với A13.
- Trên cung đường của điểm A11A13 lấy A13A14 = ⅓ A11A13.
- Vạch đường vòng cổ từ điểm A12 => A14 => A10 theo 1 vòng cong đều.
- Kẻ một đường hạ xuống vai // A9A10 = Xv.
- A10A15 (vai con TT) = Vai con TS (A2A1) – (0 tới 0.6).
Tay áo
Bước đầu tiên cần gấp tấm vải theo chiều dọc, mặt phải của vải hướng vào trong. Sau đó xác định những đoạn như sau:
- AC (Dài tay) = Sđ Dt – Rộng một gang tay.
- AB (Hạ mang tay) = 1/10 Vn: 8.5cm.
- Từ điểm A, B, C kẻ thêm các đường ngang sao cho chúng cho vuông góc vào trong.
Tiếp theo cần xác định phần đầu tay áo sơ mi bằng các điểm sau:
- AB1: 1/2 (TT + TT) – 0.6: 28cm.
- Chia đường AB1 thành 3 đoạn bằng nhau (AA1 = A1A2 = A2B1).
- Vẽ đầu tay mang áo sau từ điểm A, A2, B1 theo một làn cong đều.
- Vẽ đầu tay mang áo trước hụt hơn đầu tay mang áo sau 1cm (tại điểm giữa đầu tay mang áo sau theo một làn cong đều).
Cuối cùng xác định phần bụng tay áo sơ mi như sau:
- CC1 (Rộng cửa tay áo) = 3/4 BB1(Rộng bắp tay).
- Nối bụng tay thành đoạn B1C1.
- CC2: C2C1.
- Tại điểm C2 kẻ đường thẳng song song đường sống tay áo lấy từ C2C3 (Xẻ thép tay).
Vẽ đường may
Với những chi tiết còn lại như phần vòng nách, vai, sườn áo, gấu áo, quanh túi thì khi cắt cần để dư ra khoảng 1.5cm.
- Bụng tay, cửa tay, đầu tay cắt dư 1.5cm.
- Cổ, nách áo cắt dư 1cm.
- Gấu áo cắt dư 1 – 1.5cm.
- Miệng túi áo cắt dư 3.5cm.
Xem thêm: Vì sao cần may đồng phục khách sạn cho nữ công sở
Phần cổ, măng séc tay và thép tay áo
Cổ áo
Khi may phần cổ áo cần xác định phần chân bằng cách gập miếng vải theo chiều ngang, mặt phải của vải hướng vào trong và xác định các điểm sau:
- AB = 1/2 Dài chân cổ = 1/2 Chu vi vòng cổ áo.
- Từ điểm B lấy vào điểm C 2,6cm.
- AD = 1/2 Vòng cổ áo ở thân sau.
- Từ điểm AB dựng một đường thẳng vuông góc lên phía trên. Với điểm AA1 là 0,5cm.
- A1A2 = Bản to của chân cổ = 3cm và BB1 = 2,5cm.
- Vạch một đường công mã cổ áo sơ mi đến điểm A1, D, B1. Với điểm B1B2 là 1,7cm.
- Nối điểm A2B2 cắt một đường C kéo dài tại điểm C1 và nối B1C1, đồng thời làm tròn đầu cổ từ B1C1A2.
Sau đó xác định tới phần bản cổ áo:
- A2A3 = 2cm.
- A3A4 = 4cm.
- Từ A4 kẻ 1 đường vuông góc cắt ngang điểm B tại B3.
- Nối điểm C1B3 kéo dài bằng cạnh vát cổ áo, điểm C1B4 = 6,5cm.
- Đánh công hoàn chỉnh cổ áo sơ mi từ điểm A4B4, từ A3 C1.
Măng séc
Để làm măng séc cho áo, cần gập đôi miếng vải theo chiều ngang, 2 mặt phải của vải úp vào nhau sau đó xác định các điểm:
- Dựng đoạn AB = 5 => 6,5cm.
- Dựng đoạn thẳng AA1 = BB1 = 11,5 => 12,5cm.
- Dựng đường B1B2 = B1B3 = 2,5cm sau đó nối với điểm B2B3.
- Lấy B4 là trung điểm trong đoạn B2B3.
- Dựng đường B4B5 = 1/3 B4B1 (Hoặc B4B5 = ½ của đoạn B4B1).
- Vẽ hoàn chỉnh măng séc bằng cách nối các điểm với nhau như: B,B2,B5,B3,B1.
Thép tay áo
- Độ rộng của tay áo khoảng 2 – 2.5cm.
- Độ dài khoảng 17cm khi cắt thì điểm chặn sẽ rơi vào từ 3-3.5cm, phần đuôi còn lại 14cm để làm nứt
- Đầu nhọn khoảng 1-1.5cm.
Trên đây là hướng dẫn cách may áo sơ mi nam đẹp, đúng kỹ thuật chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất!