Hướng dẫn cách là (ủi) áo sơ mi tại nhà đơn giản nhất

Chia sẻ:

Áo sơ mi là item ai cũng có trong tủ đồ của mình, tuy nhiên áo thường dễ bị nhăn sau khi giặt vậy làm thế nào để món đồ luôn phẳng đẹp khi mặc? Cùng khám phá cách là ủi áo sơ mi đơn giản nhất mà bạn có thể ứng dụng ngay nhé!

Chuẩn bị trước khi là áo sơ mi

Trước khi là ủi áo sơ mi đúng cách các bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

– Bàn là: Bạn có thể sử dụng bàn là khô hoặc bàn là hơi nước nhưng cần kiểm tra xem chúng còn hoạt động tốt hay không, tránh tình trạng cháy, chập điện khi sử dụng. Nên cắm bàn ủi từ 3-5 phút đợi bàn là đủ độ nóng mới bắt đầu là.

– Cầu là: giúp cho việc là áo sơ mi dễ dàng và phẳng hơn.

– Bình xịt nước: Sử dụng nước làm ướt bề mặt áo, rút ngắn thời gian là áo.

Bên cạnh đó, bạn cần đặc biệt chú ý tới điều chỉnh nhiệt độ bàn sao cho phù hợp với từng loại vải, bởi mỗi loại vải áo đều có những sự tương thích về nhiệt độ khác nhau:

+ Vải sợi tổng hợp: mức nhiệt là khoảng dưới 110 độ C.

+ Vải sợi Acrylic, vải bóng và nilon nhiệt độ ủi khoảng 135 độ C.

+ Vải cotton: mức nhiệt là trong khoảng 150 tới dưới 200 độ C.

+ Vải len: mức nhiệt ủi trên 110 độ C, dưới 150 độ C.

+ Vải lanh: mức nhiệt trong khoảng 204 độ C.

+ Vải lụa: mức nhiệt ủi từ 250 đến 300 độ C.

Dựa trên những lưu ý về nhiệt độ này, bạn sẽ điều chỉnh mức nhiệt bàn là an toàn và phù hợp. Từ đó áo là nhanh phẳng và đảm bảo độ bền cho sợi vải.

Cách là ủi áo sơ mi với 7 bước đơn giản dễ làm

Dưới đây là 6 bước là ủi áo sơ mi mà ai cũng có thể dễ dàng thực hiện để có được bộ trang phục chỉn chu và lịch sự.

Bước 1: Là ủi phần cổ áo sơ mi

Cổ áo là phần cứng cáp nhất của áo sơ mi do vậy khi ủi bạn cần chú ý trải phẳng trước khi là. Sau đó, di chuyển bàn ủi từ giữa cổ áo sang hai bên dọc theo phần cổ của áo sơ mi. Ủi mặt trước và mặt sau, nếu bàn ủi có tính năng phun hơi nước thì bạn nên tận dụng để làm cho cổ áo phẳng phiu, sắc nét và đứng dáng hơn.

Bước 2: Ủi cổ tay áo sơ mi

Sau khi là cổ áo, bước tiếp theo ủi phần cổ tay, với áo sơ mi dài tay cần lưu ý mở cúc tay trước khi ủi. Phần này có độ cứng tương tự cổ áo do vậy có thể áp dụng cách thức là như là cổ áo mặt trong và mặt ngoài. 

Bước 3: Là ống tay áo

Để ủi ống tay dễ dàng chúng ta cần để ống tay lên cầu là thật thẳng thắn, sau đó ủi chiều gần nách áo xuống cổ tay. Ủi tương tự với 2 bên ống tay.


Bước 4: Ủi vai áo

Vai áo sơ mi là phần định hình cả chiếc áo của bạn nên cần trải phẳng vai áo khi ủi, giúp áo lên form chuẩn hơn. Trải vai áo và tay áo và đưa bàn là vào bên trong để ủi, nếu không đưa được bàn là vào trong thì có thể là mặt bên ngoài.

Bước 5: Ủi phần lưng áo sơ mi

Ủi lưng áo sơ mi có thể nói là phần đơn giản nhất. Bạn hãy chia nhỏ phần lưng áo sau đó trải lên cầu là để là. Lưu ý nên là ủi lưng áo trước rồi đến thân áo để tránh trường hợp làm nhăn thân áo khi là ủi lưng áo sau.

Bước 6: Ủi thân áo sơ mi

Thân áo sơ mi ủi thân áo là một trong những bước quan trọng nhất trong cách là áo sơ mi. Chia thân áo thành hai vạt áo để là lần lượt. Là dọc theo chiều đuôi áo đến cổ áo, cẩn thận điều chỉnh bàn là qua các phần đính khuy tránh hỏng khuy. Bạn nên xịt thêm nước khi là bề mặt thân áo để rút ngắn thời gian là ủi.

Bước 7: Ủi đuôi áo

Là ủi đuôi áo sơ mi thường được làm cuối cùng. Bạn di chuyển bàn ủi cẩn thận theo những đường may của đuôi áo. Không đè đuôi áo lên phần thân áo đã ủi khi tiến hành bước này.

3. Một vài lưu ý khi là ủi áo sơ mi

– Trong khi là ủi áo sơ mi, nếu cần dừng lại nên để bàn là đứng không nên để nằm trên mặt vải, vì nếu để lâu có khả năng gây cháy bề mặt vải lót.

– Sau khi là áo xong để bảo quản áo không bị nếp nhăn giữ được độ phẳng bạn cần treo áo vào tủ.

Trên đây là toàn bộ cách là ủi áo sơ mi chi tiết nhất. Hi vọng với những thông tin này giúp các bạn luôn tự tin diện những chiếc áo sơ mi phẳng phiu và đẹp nhất!

MPT Quản trị