8 Cách bảo quản quần áo không bị mốc đơn giản & hiệu quả

Chia sẻ:

Quần áo rất dễ ẩm mốc nếu chúng ta không giặt và phơi đúng cách, nhất là trong mùa mưa, nồm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp quần áo dù đã giặt sạch phơi khô và để trong tủ một thời gian nhưng các vết mốc vẫn xuất hiện. Vậy nguyên nhân khiến quần áo bị mốc là gì? Cách bảo quản quần áo không bị mốc ra sao? Hãy xem ngay những gợi ý cực hữu ích của chúng tôi dưới đây..

Vì sao quần áo bị mốc đen?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến quần áo bị mốc đen, trong đó thường gặp nhất là:

Thường xuyên phơi quần áo ở nơi ẩm ướt

Phơi quần áo ở nơi ẩm ướt, đặc biệt là trong những ngày mưa ẩm sẽ khiến hơi nước tích tụ lại nhiều hơn, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển, từ đó gây nấm mốc. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến quần áo bị ẩm mốc mà nhiều người gặp phải. 

Quần áo phơi ở nơi ẩm ướt, ít nắng gió sẽ dễ bị mốc
Quần áo phơi ở nơi ẩm ướt, ít nắng gió sẽ dễ bị mốc

Dùng lượng bột giặt quá lớn cho một lần giặt

Một số người cho rằng cứ cho nhiều bột giặt thì có thể loại bỏ được các vết bẩn trên quần áo nhanh chóng. Tuy nhiên, khi lượng bột giặt quá nhiều so với lượng đồ cần giặt thì nó sẽ khó hòa tan hết trong nước. Lúc này bột giặt thừa sẽ bám lại trên lồng giặt và dính lên quần áo. Đây là lý do khiến quần áo giặt không sạch và bị mốc đen.

Gợi ý cho các bạn: Những mẫu đồng phục vest mới ra mắt tại Phương Thảo

Không tiến hành vệ sinh máy giặt định kỳ

Quần áo sau khi giặt đột nhiên bị mốc đen, nhất là đồ trắng thì khả năng “thủ phạm” chính là chiếc máy giặt của gia đình bạn. Nguyên nhân có thể do lâu ngày không vệ sinh lồng giặt, vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ, kết hợp cùng hơi ẩm tạo thành những vết nấm mốc và bám lên quần áo trong khi giặt. Vì thế, hãy kiểm tra lồng giặt và tiến hành vệ sinh thường xuyên nhé.

Máy giặt không vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nấm mốc
Máy giặt không vệ sinh thường xuyên cũng là nguyên nhân gây nấm mốc

Quần áo giặt không sạch 

Quần áo giặt chưa sạch, chưa loại bỏ hết các vết bẩn hay xà phòng trên vải đã đem đi phơi cũng là nguyên nhân khiến mốc đen xuất hiện. Đặc biệt là sau một ngày dài dính mồ hôi, bụi bẩn quần áo không được giặt luôn sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và dễ bị mốc.

Cách bảo quản quần áo không bị mốc đen

Để hạn chế tình trạng mốc đen nhiều trên quần áo bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây:

Nên giặt ngay sau khi mặc

Quần áo bẩn để lâu sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Ngoài ra, mồ hôi thấm lâu cũng khiến quần áo bị bốc mùi hôi khó chịu. Vì thế, sau khi mặc cả ngày dài bạn nên giặt đồ luôn thay vì để tích trữ nhiều mới giặt. Đây cũng là cách bảo quản quần áo khỏi nấm mốc hiệu quả và đơn giản ai cũng có thể thực hiện được.

Giặt quần áo ngay sau khi mặc sẽ giúp loại bỏ vết bẩn triệt để và hạn chế nấm mốc.
Giặt quần áo ngay sau khi mặc sẽ giúp loại bỏ vết bẩn triệt để và hạn chế nấm mốc.

Phơi áo trắng trực tiếp dưới nắng 

Khi phơi áo trắng, bạn nên phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời. Bởi nắng chính là kẻ thù của các loại vi khuẩn nấm mốc, có khả năng diệt khuẩn và ngăn nấm mốc hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, phơi áo trắng dưới nắng cũng sẽ khiến quần áo áo thơm lâu hơn.

Không sử dụng quần áo nếu còn ẩm ướt

Quần áo ẩm ướt thường chứa nhiều vi khuẩn nấm mốc. Khi mặc lên người, nhiệt độ từ cơ thể tỏa ra sẽ tạo điều kiện giúp những vi khuẩn này sinh sôi nhanh hơn. Không chỉ vậy, quần áo ẩm còn có mùi hôi khó chịu và dễ khiến người mặc bị các bệnh ngoài da. Vì thế, bạn cần để đồ thật khô mới lấy để mặc.

Tham khảo: Mẫu đồng phục nhà hàng ăn uống của từng vị trí khác nhau

Dùng nước xả vải cuối mỗi lần giặt

Nước xả vải không chỉ có tác dụng làm thơm và mềm sợi vải, nó còn rất hữu ích trong việc ngăn chặn nấm mốc, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn trên quần áo. Từ đó nó sẽ giúp ngăn các vết mốc đen hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước xả vải với những mùi hương khác nhau. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn loại nước phù hợp nhất.

Dùng nước xả vải sẽ giúp vi khuẩn nấm mốc khó phát triển
Dùng nước xả vải sẽ giúp vi khuẩn nấm mốc khó phát triển

Sử dụng các loại xà phòng, nước giặt chất lượng

Bột xà phòng chất lượng kém không chỉ làm sợi vải dễ hỏng mà còn là nguyên nhân khiến quần áo bị nấm mốc. Đặc biệt khi vết bẩn không được làm sạch hay bột cặn xà phòng còn bám lên quần áo, kết hợp với khí hậu ẩm ướt sẽ khiến nấm mốc phát triển nhanh hơn. Do đó, bạn chỉ nên chọn những thương hiệu bột giặt uy tín để sử dụng.

Dùng máy sấy quần áo vào những ngày mưa ẩm

Khi trời mưa độ ẩm sẽ tăng cao nên quần áo thường khó khô hơn. Lúc này, bạn nên dùng máy sấy/tủ sấy quần áo vừa để làm khô đồ nhanh chóng, vừa hạn chế khả năng sinh sôi của vi khuẩn và quần áo không bị hôi.

Sử dụng máy sấy để giúp quần áo nhanh khô 
Sử dụng máy sấy để giúp quần áo nhanh khô

Quần áo phải khô hoàn toàn trước khi cất vào tủ

Trước khi xếp vào tủ bạn phải đảm bảo quần áo đã khô hoàn toàn. Bởi nếu cất quần áo còn ẩm dễ khiến nấm mốc phát triển và lan rộng ra cả tủ đồ, lúc này sẽ càng khó xử lý hơn về sau. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp sử dụng cả những gói hút ẩm cho tủ quần áo để đảm bảo tủ đồ luôn khô thoáng và thơm tho.

Xem thêm: Một số mẫu đồng phục áo polo tại Đồng phục Phương Thảo

Sử dụng hạt hút ẩm cho tủ quần áo

Dùng hạt hút ẩm cũng là cách để bảo quản quần áo không bị mốc hiệu quả. Nó sẽ giúp hạn chế hơi ẩm tích tụ trong tủ quần áo, từ đó ngăn chặn nấm mốc phát triển.

Dùng gói hút ẩm là biện pháp ngăn nấm mốc được nhiều người sử dụng

Trên đây là tổng hợp một số cách bảo quản quần áo không bị mốc hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Hy vọng những mẹo bảo quản quần áo phía trên sẽ hữu ích với bạn.

ĐP Phương Thảo